Từ xa xưa, tranh dân gian Đông Hồ đã vô cùng nổi danh, được mua về treo nhiều trong các dịp lễ Tết. Tranh thể hiện ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sum vầy hạnh phúc thông qua các hình tượng tranh độc đáo. Trải qua hàng trăm năm, nhịp sống hiện đại đã dần thay đổi, thói quen và thị hiếu tiêu dùng của người Việt cũng có những biến chuyển mạnh mẽ song tranh Đông Hồ cũng không hề mất đi vị thế vốn có của mình. Tranh Đông Hồ đẹp, đẹp một nét rất riêng khó bị đánh đồng. Và đó là lý do vì sao nhắc đến tranh Tết người ta sẽ nghĩ ngay đến dòng tranh này.
Đôi nét về tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ – Dòng tranh dân gian với tuổi đời lớn
Tranh Đông Hồ đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Cụ thể, tranh dân gian Đông Hồ lần đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, xuất phát từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thời vàng son, làng Đông Hồ có 17 dòng họ thì cả 17 dòng họ đều làm tranh. Thế nhưng đến ngày nay, khi tranh Đông Hồ không còn được coi trọng như trước nữa nghề làm tranh cũng dần bị mai một. Cả làng giờ chỉ còn 2 gia đình còn giữ được nghề truyền thống của làng là gia đình ông Nguyễn Hữu Sam và gia đình ông Nguyễn Đăng Chế.
Với hơn 400 năm lịch sử, làng là nơi sản sinh ra dòng tranh khắc gỗ đặc sắc – tranh dân gian Đông được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Tranh Đông Hồ đã đi sâu vào đời sống tinh thần bao thế hệ người Việt Nam với các bức tranh nổi tiếng như: Đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen,….
Đặc biệt trong các dịp lễ Tết, người ta mua mua tranh Đông Hồ để treo trong nhà như một vật phẩm không thể thiếu của những ngày trọng đại. Trong những phiên chợ Tết xưa, đâu đâu người ta cũng thấy hình ảnh của những bức tranh dân gian Đông Hồ được bày bán.
Dưới cái sắc trời hơi vẩn đục của những ngày cuối năm, những bức tranh Đông Hồ với màu sắc tươi thắm như thắp lên ánh sáng cho phiên chợ ngày Tết. Mỗi bức tranh lại mang một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng gói gọn trong đó là cả những gì tinh túy nhất của đất Việt.
Nét độc đáo của tranh Đông Hồ
Ấn tượng trong chính chất liệu làm tranh
Tranh Đông Hồ đẹp, một vẻ đẹp rất riêng, độc đáo. Để tạo nên những bức tranh đẹp như vậy người nghệ nhân làng Đông Hồ phải dụng công rất lớn, từ khâu chuẩn bị cho đến khi lên màu tranh. Điều này không chỉ tạo nên nét đẹp cho bức tranh mà còn tạo nên cái hồn cho tranh dân gian Đông Hồ.
Tranh Đông Hồ được chế tác rất công phu. Chất liệu giấy được sử dụng để vẽ tranh thuộc loại chất liệu rất đặc biệt gọi là giấy dó. Loại giấy này được làm từ vỏ cây dó rừng. Khi giấy đã được làm xong, người nghệ nhân dùng một lớp hồ được trộn lẫn giữa gạo nếp và bột vỏ con sò, điệp được tán nhuyễn mà phết một lớp mỏng lên bề mặt giấy rồi đem phơi khô dưới trời nắng để gia tăng độ bền đẹp cho giấy.
Màu sắc của tranh cũng là yếu tố làm nên nét riêng của tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ được tạo nên từ các loại màu chính là: đỏ, vàng, đen, xanh và trắng. Các màu sắc này được người nghệ nhân tạo nên từ những chất liệu có trong tự nhiên như hoa hòe để tạo ra màu vàng, sắc đỏ của tranh lấy từ hoa hiên, màu trắng tạo nên từ bột vỏ sò, màu xanh từ lá tràm và màu đen từ than lá tre,… tất cả tạo ra nét dung dị nhưng không kém phần độc đáo cho tranh Đông Hồ.
Ngoài ra với mỗi màu khác nhau, người nghệ nhân làm tranh phải dùng tương ứng với một ván khắc gỗ khác nhau, nghĩa là một bức tranh có bao nhiêu màu thì sẽ có bấy nhiêu ván gỗ. Người nghệ nhân khi in tranh sẽ lần lượt in các màu khác nhau, lớp màu thứ nhất in xong được đem phơi khô thì mới tiến hành in lớp màu thứ hai. Màu đen là màu được in sau cùng để tạo nét cho các bức tranh. Màu tranh tươi sáng, sắc tranh hài hòa tạo nên những bức tranh Đông Hồ độc đáo không lẫn vào đâu được.
Tranh Đông Hồ chất chứa nhiều ý nghĩa
Tranh dân gian Đông Hồ chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế nhận định về tranh Đông Hồ như sau: “Tranh Đông Hồ đơn giản, mang tính ước lệ và tượng trưng, phóng khoáng và hài hước, người thoáng trông thì không chuẩn xác nhưng đến nhìn kỹ mới thấy nó rất người”. Đây là một nhận định không thể đúng hơn về thể loại tranh treo tường này. Không chỉ mang chất hoạ, nét nghệ thuật độc đáo, ở tranh dân gian Đông Hồ người ta thấy được chất nhạc, chất thơ, cái phóng khoáng trong từng nét vẽ, như có hồn trong đó.
Mỗi bức tranh Đông Hồ đều mang một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng mà phải thực sự yêu và hiểu ta mới có thể cảm nhận hết được cái ý nghĩa ở trong nó.
Tranh Đông Hồ chủ yếu đi sâu vào tả thực và phản ánh cuộc sống, sinh hoạt đời thường cũng như ước mơ của cổ nhân. Đó là niềm vui ngày hội trong Trọi trâu, mong ước giàu sang trong tranh Phú quý. Phần còn lại đi sâu vào phản ánh hiện thực thời bấy giờ. Có thể thấy rõ trong bức Đám cưới chuột, ông cha ta thể hiện sự châm biếm về vấn nạn quan liêu hối lộ thời xưa, hay trong bức Đánh ghen, cổ nhân lại phê phán tục đa thê,….
Tranh dân gian Đông Hồ mang trong mình những bài học, sự châm biếm sâu cay và cả ước mơ của người xưa, gói gọn trong những nét vẽ đơn sơ, giản dị.
Vì sao tranh dân gian Đông Hồ vẫn thu hút được đông đảo khách hàng như thế?
Một thực tế không thể phủ nhận đó là tranh Đông Hồ ngày nay không còn giữ được vị thế như khi xưa. Sự biến chuyển không ngừng của xã hội, cơ chế thị trường và gu thẩm mỹ dần thay đổi qua mỗi năm khiến dòng tranh Việt nổi danh một thời này dần bị chìm sâu vào quên lãng. Thế nhưng vị thế của dòng tranh này thì không hề bị lung lay. Tranh dân gian Đông Hồ vẫn sở hữu những nét đẹp rất riêng, không dễ bị đánh đồng. Tranh sở hữu nét đẹp độc đáo, bên cạnh đó là những ý nghĩa tốt đẹp chứa đựng trong đó. Với nhiều người yêu tranh, yêu nghệ thuật dân gian đây vẫn được coi như dòng tranh trang trí ngày Tết số 1 trong lòng họ.
“Mua tranh Đông Hồ ở đâu?” là câu hỏi được rất nhiều người yêu tranh quan tâm tâm. Thực tế, không khó để có thể mua tranh dân gian Đông Hồ ở bất cứ đâu. Bạn có thể đặt mua từ làng tranh Đông Hồ hoặc để tiện hơn bạn có thể ghé mua tranh trực tiếp ở những đơn vị phân phối chính thức của tranh Đông Hồ tại Hà Nội. Rất tiện lợi và nhanh chóng.
Có thể thấy dù trải qua rất nhiều thăng trầm song vị trí của dòng tranh dân gian Đông Hồ vẫn không hề bị lung lay. Chính những giá trị truyền thống tốt đẹp của tranh đã duy trì sức sống mạnh mẽ cho dòng tranh này, vượt qua những biến động của thời cuộc, bỏ qua sự thay đổi từng ngày của thị trường để vươn mình khẳng định cốt cách của tranh dân gian xưa.